SHB Đà Nẵng- ban huấn luyện liệu có đang đi đúng hướng?
Câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng hay được biết đến với biệt danh đội bóng sông Hàn. Có sân nhà là sân Hòa Xuân tại Đà Nẵng, với sức chứa 20.500 chỗ ngồi. SHB Đà Nẵng là đội bóng có bề dày lịch sử lâu đời cùng với đó là bảng thành tích dài.
Logo CLB SHB Đà Nẵng
Lịch sử hình thành phát triển
Tiền thân của đội là đội Công nhân Quảng Nam- Đà Nẵng. Rồi sau đó là tên Quảng Nam- Đà Nẵng. Vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 Quảng Nam- Đà Nẵng là một câu lạc bộ mạnh, đỉnh cao là chức vô địch quốc gia năm 1992. Năm 1997, đội hợp nhất với đội Cấp nước Đà Nẵng lấy tên là đội bóng đá Đà Nẵng. Đến năm 2001, Đà Nẵng về nhì giải hạng Nhất và có xuất lên thi đấu chuyên nghiệp.
Sau đó đến V-League 2008, CLB bóng đá Đà Nẵng đổi tên thành SHB Đà Nẵng sau khi được tiếp nhận bởi ngân hàng SHB.
Một năm sau, câu lạc bộ chính thức chuyển sang hình thức cổ phần hóa. Với mức đầu tư lên tới trên 55 tỉ đồng. Và mùa giải V-league 2009 cũng là mùa giải thành công với câu lạc bộ khi họ vô địch V-League 2009 và Cúp Quốc gia 2009. Tại mùa giải năm đó, bằng lối đá tấn công đa dạng và những pha phối hợp đẹp mắt, SHB Đà Nẵng đã chinh phục khán giả trên cả nước.
Tại V-League 2012, SHB Đà Nẵng đã tận dụng tốt thời cơ của mình tiếp tục có chắc vô địch lần thứ hai.
Từ mùa giải 2015 đến nay, SHB Đà Nẵng có sự hụt hơi, gây ra nhiều thất vọng với người hâm mộ. Nguyên nhân là do thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa giải, cùng với đó chính là kinh phí được cấp giảm xuống.
Năm 2019, BLĐ đội bóng đã ký kết bản hợp đồng về tài trợ áo đấu với một công ty của Nhật ( Công ty Cổ phần Kamito). Tạo ra dấu ấn rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa CLB.
Thành tích của câu lạc bộ
V-League:
Vô địch năm: 1992, 2009, 2012
Á quân năm: 1987, 1990, 1991, 2005, 2013
Vô địch cúp Quốc gia năm: 1993, 2009
Vô địch siêu cúp bóng đá Việt Nam năm 2012
Giải hạng nhất:
Vô địch năm: 1997
Á quân năm: 2000-01
Các đội trẻ
Vô địch giải vô địch bóng đá U21 Việt Nam các năm: 2003, 2008, 2009
Vô địch giải vô địch bóng đá U17 Việt Nam các năm: 2003, 2010, 2011, 2013
Vô địch giải vô địch bóng đá U15 Việt Nam năm 2005
Tập thể CLB SHB Đà Nẵng
Đánh giá chung về đội bóng:
Những năm gần đây, SHB Đà Năng trẻ hóa đội hình với lực lượng nòng cốt tới từ lò PVF như Hà Đức Chinh, Phạm Trọng Hóa, Mặc Đức Việt Anh bên cạnh Phan Văn Long, A Mít…
Từng mang tên là đội bóng đá của những Công Nhân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng trước đây và CLB bóng đá Quảng Nam Đà Nẵng tiền thân của SHB.ĐN bây giờ. Sau khi UBNDTP Đà Nẵng giao cho sở TDTT chuyển giao quyền quả lý đội bóng Đà Nẵng cho Ngân Hàng Sài Gòn-Hà Nội kể từ mùa bóng 2007-2008 và cái tên CLB bóng đá SHB.ĐN chính thức được ra đời.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này nên vài năm gần đây, Đà Nẵng đã có sự đầu tư thích đáng bằng cách thuê HLV ngoại, tuyển mộ cầu thủ tài năng từ tuổi thiếu niên từ các nơi về, nuôi ăn ở tập trung để đào tạo cho đến khi trưởng thành. Hiện bóng đá Đà Nẵng đang nhận được những tín hiệu tốt lành. Sau 3 lần vào vòng chung kết và 2 lần vuột chức Vô địch trong trận chung kết giải U-21 quốc gia, mùa giải 2003, đội U-21 Đà Nẵng đã lần đầu tiên đăng quang và hiện vẫn được xem là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch giải U-21 Báo Thanh Niên được tổ chức hàng năm.
Ban huấn luyện liệu có đang đi đúng hướng?
Bước vào mùa bóng 2020, SHB Đà Nẵng đã có những thay đổi lớn về nhân sự. Đội bóng chia tay những trụ cột của đội như: Mạnh Hùng, Huy Toàn và đặc biệt Đỗ Merlo. Cùng với đó ký hợp đồng với hàng loạt tân binh gồm: Võ Lý, Ngọc Toàn, Đình Hoàng, Jelic Igor, Tanda và Ismahil Akinade. Ban lãnh đạo đội, trong đó có HLV Lê Huỳnh Đức tự tin sẽ giúp SHB Đà Nẵng cạnh tranh ngôi vô địch V-League. Người tính không bằng trời tính, những tính toán này đã bước đầu phá sản vì những nhân tố mới chưa thể hợp thành được một khối thống nhất.
Tiền đạo trẻ Hà Đức Chinh thì gặp chấn thương qua đó đóng góp rất ít cho đội bóng kể từ đầu mùa. Các ngoại binh mới được chiêu mộ chưa thể hiện được nhiều. Các chuyên gia đều cho rằng: HLV đã quá tự tin và sai lầm khi để Đỗ Merlo ra đi. Bởi những năm gần đây lối chơi của SHB Đà Nẵng đều được xây dựng với Đỗ Merlo là trung tâm. Hơn nữa chính bản thân cầu thủ này vẫn khẳng định được giá trị khi chuyển sang đội bóng.
Vấn đề lớn nhất ở tuyến giữa SHB Đà Nẵng lúc này là không có người dẫn dắt lối chơi. Điều đó khiến cho tuyến giữa của SHB Đà Nẵng gần như bị vô hiệu hóa trong 3 trận đấu vừa qua và không thể đá theo cách họ mong muốn.
Gian nan mới tỏ mặt anh hào. Đây chính là thời điểm SHB Đà Nẵng, đội bóng đã từng là gã khổng lồ V-League thể hiện bản lĩnh, kinh nghiệm của mình. Và giờ cũng là lúc người hâm mộ bóng đá sông Hàn đặt cả niềm tin vào Lê Huỳnh Đức. Người được xem là có quyền lực lớn tại sân Hòa Xuân. Hãy cùng chờ xem liệu những thay đổi của ban lãnh đạo CLB có chính xác.