Sài Gòn FC- Đổi chủ lịch sử có sang trang?
Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn ( Sài Gòn FC) trước kia mang tên Câu lạc bộ Hà Nội có trụ sở đăng ký thi đấu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sân Thống Nhất,Thành phố Hồ Chí Minh là sân nhà của câu lạc bộ với sức chứa 25.000 chỗ ngồi. Câu lạc bộ thường bị nhầm lẫn với trước kia khi còn đặt trụ sở tại Hà Nội là Hà Nội ACB đã ngừng thi đấu. Còn khi chuyển vào trong Nam họ lại bị nhầm lẫn với câu lạc bộ Sài Gòn Xuân Thành nay cũng đã giải thể.
Hiện Chủ tịch CLB Vũ Tiến Thành tự mình cầm sa bàn chỉ đạo sau vòng 1 của V-League 2020. Một Chủ tịch kiêm vị trí HLV chỉ đạo trên sân vốn là chuyện xưa nay hiếm.
Logo CLB Sài Gòn
Lịch sử hình thành phát triển
Tiền thân của câu lạc bộ là đội bóng của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Viettel, với chủ yếu là cầu thủ lứa trẻ của Thể Công từ U19 trở xuống. Năm 2008, đội Thể Công được Bộ Quốc phòng chuyển giao đội bóng lại cho Tổng công ty Viettel. Câu lạc bộ bóng đá Viettel là tên mới của đội, không lâu sau đó tiếp tục đổi sang tên gọi Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa. Riêng đội hình trẻ, được trở thành Trung tâm bóng đá Viettel, từ năm 2008. Ngay trong năm đó, họ đã giành được chức vô địch giải hạng 3. Đến năm 2009 đội xuất sắc giành vị trí thứ 2 tại giải hạng nhì và lên chơi ở giải hạng nhất năm 2010.
Kết thúc mùa giải 2010, Công ty Cổ phần Thể thao T&T đã mua lại đội bóng qua đó đổi tên đội bóng thành Câu lạc bộ Hà Nội.
Mùa giải 2012, đội về thứ hai giải hạng nhất nhưng không thể thăng hạng vì có cùng ông chủ với đội đang thi đấu ở V-league là Hà Nội T&T. Đầu năm 2013, đội được chuyển giao và trực thuộc quyền sở hữu quản lý của Công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội. Mùa giải 2016, CLB Hà Nội được lên chơi tại giải V-League 1.
Ngày 31 tháng 3 năm 2016, Công ty cổ phần phát triển bóng đá Hà Nội có cái tên mới là Công ty cổ phần phát triển bóng đá Sài Gòn vẫn thuộc sở hữu của ông chủ, đồng thời chuyển địa điểm và tên gọi giữa mùa 2016. Ngày 4 tháng 4 năm 2016, chính thức câu lạc bộ Hà Nội đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn và có sân nhà là sân vận động Thống Nhất làm sân nhà thi đấu tại V.League-1 năm 2016.
Thành viên CLB Sài Gòn
Sài Gòn FC đổi chủ, liệu lịch sử có sang trang?
Cuối năm 2019, Sài Gòn FC chính thức được mua lại bởi các doanh nhân 7X, những người đang làm ăn tại đất Sài thành. Ông chủ của đội bóng cam kết sẽ làm ăn lâu dài cùng đội bóng, quyết tâm xây dựng lối chơi xuất phát từ các tuyến đào tạo trẻ đúng bản sắc Sài Gòn.
Với đường hướng xây dựng Sài Gòn FC theo mô hình của FC Tokyo. Sài Gòn FC có một nền tảng khá vững vàng, đủ sức duy trì việc ở lại V-League thêm vài năm có thể giúp các ông chủ mới có thời gian để giữ chân CĐV.
Việc đầu tiên họ làm là thay toàn bộ thượng tầng quản lý, sau đó có đến hai lần thay HLV. Điều này gây nhiều tranh cãi đối với những người hâm mộ. Liệu đội bóng sẽ trở nên hùng mạnh hay lại trả đội bóng về lại con số không tròn trĩnh về niềm tin như những Navibank Sài Gòn hay Sài Gòn Xuân Thành trước đây.
Con đường phía trước còn dài và đầy thách thức. Liệu ông Thành có giúp Sài Gòn FC “Tiến” hay không, đó là câu chuyện của tương lai. Trong những năm tiếp theo Sài Gòn FC chắc chắn sẽ là câu lạc bộ đáng được chờ đợi tại V-league.
Đánh giá và nhận định
Để có được điều đó, ban lãnh đạo Sài Gòn FC trong suốt hai năm vừa qua áp dụng chính sách “thiết quân luật” trong cả tập luyện lẫn nghỉ ngơi để giúp các cầu thủ trẻ tránh khỏi những cám dỗ tại thành phố phồn hoa đô hội. Ăn nghỉ tại nhà khách T67 – quân khu 7, các cầu thủ phải tuân thủ nghiêm ngặt về mặt thời gian cũng như những bài tập nặng trên sân quân khu 7 của HLV Nguyễn Đức Thắng. Điều đó tạo nên một Sài Gòn FC đứng thứ 5 tại V-League, thành tích ấn tượng với một đội bóng không mạnh về tiềm lực.
Điều đáng buồn là Sài Gòn FC hai năm qua vẫn mang kiếp “con ghẻ”. Dù đóng đô tại Sài thành nhưng đội bóng của Chủ tịch Nguyễn Giang Đông chưa thực sự là biểu tượng của thành phố, bởi vẫn chỉ là một tập thể từ Hà Nội tiến vào. Nhưng về danh nghĩa, Sài Gòn FC cũng không hẳn là “con ruột” của Hà Nội, hay nói chính xác hơn là của bầu Hiển khi đã khoác lên mình thân phận mới.