Lâm Đồng FC – Bước lên từ đống đổ nát
Câu lạc bộ bóng đá Lâm Đồng có trụ sở đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Câu lạc bộ có sân nhà là sân Lâm Viên với sức chứa vỏn vẹn 6000 chỗ ngồi.
Đội hình CLB Lâm Đồng
Lịch sử phát triển
Tuy không có bề dày về thành tích giống như các câu lạc bộ lớn nhưng CLB Lâm Đồng vẫn để lại nhiều ấn tượng trong lòng người hâm mộ. Đội bóng có thành tích xếp thứ ba tại giải vô địch quốc gia V-League năm 1997. Đây là giải đấu đội bóng có thể coi như thành công nhất trong lịch sử thi đấu của CLB. Họ đã thi đấu xuất sắc để giành tấm huy chương đồng chung cuộc.
Đội bóng từng tham gia giải vô địch quốc gia V-League trong các năm 1985, 1986, 1987, 1989, 1990, 1991, 19993-1994, 1995, 1996, 1997, 1998 và 1999-2000.
Đội bóng đến từ Đà Lạt có quãng thời gian gắn bó với giải hạng nhì khá lớn với lối chơi nhanh, tập chung cho phòng ngự. Và trên hết, sự trở lại của đội trong mùa bóng năm 2017 – 2018 là niềm hy vọng lớn.
Chiến lược sai lầm từ quá khứ
Ngay khi lên chuyên nghiệp sau gần 2 thập kỷ chỉ chơi bóng phong trào, với sự quan tâm và tài trợ từ công ty XSKT Lâm Đồng. CLB “đổi đời” với ngân quỹ tài chính lớn. Hàng loạt những kế hoạch táo bạo đã được CLB nghĩ ra. Họ “thay máu” nguyên cả đội hình, với một loạt bản hợp đồng khủng. Với những khoản bạo chi, các chế độ sinh hoạt,lương thưởng đều được cải thiện.
Thế nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, XSKT Lâm Đồng đột ngột tuyên bố giải thể ngay sau mùa giải 2012 trụ hạng thành công. Một cú sốc lớn dành cho CLB, từ một đội hạng Nhì lên hạng Nhất, CLB đốt đến 50 tỷ đồng chỉ trong một mùa. Sau này, khi được điều tra trong 2 năm 2011 và 2012. XSKT Lâm Đồng đã chi sai quy định tới 30 tỷ đồng. Và đầu tư trái ngành xây dựng Trung tâm thể thao CĐSP – XSKT Lâm Đồng tới 32 tỷ đồng nhưng vận hành không hiệu quả, thua lỗ nặng. Do đó một loạt các lãnh đạo công ty đã bị bắt vì làm trái pháp luật. Cái chết ấy đã được nhiều chuyên gia dự báo, khi một đội mới bước lên chuyên nghiệp nhưng làm ăn theo cách đốt tiền.
Kể từ ngày XSKT.Lâm Đồng giải thể, sân Đà Lạt được trả lại để xẩy dựng Quảng trường, trong khi đó SVĐ mới thì vẫn chỉ nằm trên giấy tờ. Các cháu buộc phải tập sân cỏ nhân tạo ở trường Cao đẳng Sư phạm, đó là thiệt thòi lớn. Đội bóng bị trả về cho địa phương, nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào ngân sách, cả đội luôn rơi vào trạng thái khánh kiệt. Nhìn thảm cảnh xảy ra với đội bóng, rất nhiều phụ huynh đã phản đối con em mình theo nghiệp bóng banh nên công tác tuyển chọn là vấn đề nan giải.
Thế nhưng may mắn là hầu hết các em là người địa phương, lại có đam mê cháy bỏng với bóng đá. Bởi vậy, cả thầy với trò chỉ biết cố gắng để vượt qua. Dần dần mọi chuyện cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh cơ chế bóng đá chuyên nghiệp hiện tại, nếu không có sự đột phá về mặt kinh tế thì rất khó để các em phát triển ở Lâm Đồng…”, HLV Đoàn Quốc Việt trăn trở.
NHM bóng đá tỉnh nhà từng hy vọng rất nhiều khi CLB có được nhà tài trợ lớn, ai cũng lạc quan. NHM tin CLB sẽ trở thành một thế lực mới của bóng đá Việt Nam. Nhưng mọi việc đâu có như mơ, mọi việc đã ngoài tầm tay các cấp lãnh đạo và khó có thể cứu vãn. Quá đau lòng cho cổ động viên đội bóng, chỉ còn biết hy vọng vào điều kỳ diệu thôi.
Cầu thủ Lâm Đồng ăn mừng bàn thắng
Niềm tin vào cơ hội quay trở lại
Bóng đá Lâm Đồng đã có rất nhiều kinh nghiệm thi đấu tại giải hạng nhì quốc gia. Cùng với đó là bài học đau đớn về chiến lược xây dựng một câu lạc bộ vẫn còn nguyên đó. Đội bóng cần đề ra được chiến lược đúng đắn, xây dựng đội một cách bền vững. Câu lạc bộ cũng phải duy trì được đội hình của mình ổn định. Tuy vấn đề này không hề dễ, vẫn là một dấu hỏi lớn. Bởi đôi khi cũng cần có một chút gì đó gọi là may mắn nữa. Có thể đảm bảo được những vấn đề trên thì việc câu lạc bộ có thể đoạt xuất, lên chơi tại giải hạng nhất quốc gia khả năng cao chỉ là chuyện sớm muộn.