Đội tuyển quốc gia Syria – đại bàng Qasioun
Trong nền bóng đá của khu vực Tây Á, chúng ta không thể không nói đến đội tuyển quốc gia Syria. Chúng ta không chỉ thấy họ mạnh trên sân đấu bóng đá mà còn mạnh mẽ trên tinh thần chiến đấu trong hoàn cảnh loạn lạc chiến tranh xảy ra. Đó là một điều tuyệt vời và cần được tôn vinh, hãy tìm hiểu thêm về độ tuyển quốc gia Syria trong bài viết dưới đây của blogsoccer nhé.
Đội bóng có lịch sử thi đấu quốc tế lâu đời nhất châu Á.
Trong nền bóng đá khu vực châu Á, chúng ta thường nhắc tới một số những nền bóng đá có sức ảnh hưởng mạnh đến nền bóng đá thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản , Iresal,… Nhưng các đội tuyển bóng đá này thường có một khoảng thời gian dài thi đấu các giải đấu trong nước và khu vực trước khi tiến ra thi đấu các giải quốc tế. Nên về lịch sự thi đấu quốc tế lâu đời nhất chúng ta cần phải nhắc đến đội tuyển quốc gia Syria.
Sự vui mừng sau những trận đấu tuyệt vời
Họ đã có tên tham dự trong vòng loại World Cup từ giải 1950, tại giải đấu này họ đã có trận đấu quốc tế đầu tiên với đội tuyển quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên lại không đem lại được kết quả khả quan cho lắm. Khi họ đã để thua với khoảng cách rất lớn 0 – 7. Sau đó, họ không thể vượt qua được các vòng loại cũng chưa từng đưa tên mình vào trận chung kết của một giải đấu bóng đá quốc tế nào. Có lẽ, sự may mắn vẫn chưa đến được với đội tuyển bóng đá Syria.
Một số thông tin cơ bản về đội tuyển quốc gia Syria.
Đội tuyển quốc gia Syria là đội tuyển bóng đá cấp quốc gia, đại diện trực tiếp cho đất nước Syria tham gia các giải đấu bóng đá trên quốc tế và trong khu vực. Họ trực thuộc sự quản lý của liên đoàn bóng đá châu Á AFC.
Mã FIFA: SYR.
Xếp hạng trên bảng FIFA: Hiện tại đội tuyển quốc gia Syria đang được xếp thứ hạng là 82, tuy nhiên vào giai đoạn tháng 6 năm 2017, họ đã vươn lên vị trí thứ 77 trong bảng xếp hạng. Nhưng trong giai đoạn tháng 9 năm 2014 họ chỉ đứng thứ 152.
Đội bóng có trang phục giản dị nhất.
Thường họ lựa chọn trang phục đỏ truyền thống
Thường các bạn độc giả đều thấy, đối với các đội bóng, họ có đến ba hoặc bốn trang phục thay đổi liên tục cho các trận đấu khác nhau, và sử dụng những tông màu khác nhau để có thể làm nổi bật được đội bóng trên sân. Nhưng riêng đội tuyển quốc gia Syria thì họ chỉ có hai bộ quần áo thi đấu: một bộ màu trắng và một bộ màu đỏ.
Đội bóng mà các cầu thủ không có tên.
Trong một vài trận đấu những năm gần đây, người ta dần quen thuộc với đội bóng Syria với các cầu thủ chỉ có số áo, không có ghi tên các cầu thủ. Dường như đây là điều tương đối lạ, vì như vậy chúng ta khó có thể biết được cầu thủ nào ghi được nhiều bàn thắng nhất, hay chơi hay nhất trong trận. Nhưng đằng sau nó là cả một câu chuyện đầy ý nghĩa và cảm động.
Trong suốt gần thập kỷ qua, đất nước Syria phải đối mặt với cuộc nội chiến kéo dài, gây ra những mất mát và vô cùng đau thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế – chính trị – xã hội. Trong tình hình như vậy, nhưng tình yêu đối với bóng đá của những cầu thủ Syria quá lớn, vượt quá tất cả, họ chỉ ghi tên đất nước nhằm mong muốn mọi người trên thế giới biết rằng: Đất nước Syria vẫn tồn tại, vẫn có được một nền bóng đá vững mạnh.
Họ không có đủ điều kiện tập luyện hay thi đấu thử như các đội bóng khác, vì các sân tập cũng như nơi tập luyện đều bị phá hủy bởi cuộc nội chiến. Họ được mệnh danh là những chú đại bàng hùng mạnh của Tây Á quả không sai.
“Bóng đá là phải có tiền, còn chúng tôi chẳng có gì”, Fadi Dabas cay đắng chia sẻ.
Theo BBC thu nhập trung bình một năm của cầu thủ Syria chỉ ở khoảng 1.000 USD, vẫn cao hơn phần lớn dân số khi đồng tiền của họ mất giá sau khi chiến tranh bắt đầu. Cầu thủ giỏi có thu nhập khoảng 200 USD một tháng với giải đấu trong nước, đội chiến thắng cũng chỉ được thưởng 10.000 USD.
Ban huấn luyện khuyến khích các cầu thủ giỏi nhất “bỏ xứ mà đi”, chơi ở nước ngoài vì cho rằng điều đó sẽ tốt hơn cho họ, và nhiều cầu thủ ngôi sao của Syria đều từng chơi ở nước ngoài. Họ tìm kiếm cơ hội chơi bóng chuyên nghiệp không chỉ để phát triển bản thân mà còn để đưa gia đình đi khỏi cuộc sống bấp bênh ở Syria.
Do xung đột, giải đấu trong nước bị thu hẹp về địa lý, và các đội chỉ có thể chơi ở những vùng chính phủ kiểm soát, tập trung ở xung quanh hai thành phố lớn là Damascus và Latakia. Trong một số trận đấu, quân đội tuần tra bên ngoài cổng vào sân vận động với súng máy trên tay. Một cầu thủ từ câu lạc bộ Al-Wathba Youssef Suleiman từng trúng đạn thiệt mạng khi chuẩn bị thi đấu.