Đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia
Đội tuyển bóng đá Campuchia thuộc khu vực Đông Nam Á cùng với 9 đội tuyển khác trong khu vực. Cũng như nhiều đội tuyển bóng đá khác Campuchia cũng có biệt danh cho riêng mình đó là Bò xám xanh hoặc chiến binh Angkor. Cùng Blogsoccer tìm hiểu về những thông tin cơ bản nhất của đội bóng Bò xám xanh này nhé.
Thông tin cơ bản
Đội tuyển Campuchia có tên đầy đủ là đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia, thuộc quyền quản lý của liên đoàn bóng đá Campuchia.
- Hiệp hội:Liên đoàn bóng đá Campuchia
- Liên đoàn châu lục: AFC (châu Á)
- Huấn luyện viên ( hiện tại): Keisuke Honda Félix Dalmás
- Đội trưởng (hiện tại): Soeuy Visal
- Thi đấu nhiều nhất: Kouch Sokumpheak (58)
- Ghi bàn nhiều nhất: Chan Vathanaka (16)
- Sân nhà: Olympic
- Mã FIFA: CAM
- Xếp hạng FIFA: 173 Giữ nguyên (19 tháng 12 năm 2019)[1]
- Cao nhất: 162 (1998)
- Thấp nhất: 189 (2013)
- Hạng Elo: 207 Tăng 1 (25 tháng 11 năm 2019)[2]
- Elo cao nhất: 109 (16.23.1974)
- Elo thấp nhất: 220 (7.2014)
Một vài thông tin thú vị khác Blogsoccer bật mí cho bạn về đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia. Sân nhà của đội tuyển có cái tên khá quen thuộc “Olympic”, đây được biết đến là sân vận động đa năng nằm ở trung tâm thành phố Phnom Pênh của Campuchia, sức chứa của sân vận động có thể lên tới 50 ngàn chỗ ngồi.
Về đồng phục của đội khi tham gia thi đấu thì có lẽ đây chính là nguồn gốc của cái tên Bò xám xanh. Trang phục luôn mang đó là màu xanh và đen, nếu chơi ở sân khách, đội tuyển thường lựa chọn trang phục màu đỏ và đen.
Quá trình phát triển của đội tuyển Campuchia
Năm 1956 đánh dấu trận đấu đầu tiên của đội tuyển Campuchia đó là trận đối đầu với Malaysia. Tính đến thời điểm hiện tại thì thành tích tốt nhất của đội đó là hạng tư cúp bóng đá Châu Á năm 1972. Ngoài ra, đội cũng có 7 lần tham gia vào giải đấu vô địch bóng đá Đông Nam Á, nhưng đều dừng bước ở vòng bảng.
Năm 1972, đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia tham gia giải đấu Cup bóng đá châu Á, khi đó đội có tên là Cộng hòa Khmer và đạt hạng tư, xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ vào bán kết, tuy nhiên dừng chân trước Thái Lan, đây cũng chính là thành tích tốt nhất của đội trong lịch sử bóng đá Campuchia.
Từ năm 1990 đến năm 2010, do ảnh hưởng của chiến tranh, nhất là thời kỳ diệt chủng Khmer đỏ, bóng đá bị đình trệ khó phát triển. Cho đến năm 1993, đội mới quay trở lại giải đấu quốc tế Tiger Cup và quyết tâm giành thành tích tốt nhất, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan khi đội bị thua cả 4 trận tham gia.
Đội tuyển Campuchia vẫn không ngừng thử thách bản thân, tham gia nhiều giải đấu khác nhưng cũng chưa đạt được kết quả tốt, tuy nhiên lại có nhiều tiềm năng với những cầu thủ tài năng được phát hiện.
Messi Campuchia
Từ năm 2010 đến nay đội tuyển Campuchia thậm chí đã bị đánh giá là đội bóng bị tụt hậu phía sau. Nhưng điều đáng mừng là năm 2010, đội đã được hồi sinh nhờ vị huấn luyện viên người Hàn Quốc ông Lee Tae Hoon dẫn dắt. Ông đưa ra nhiều chiến lược mới, thay đổi đội hình và hệ thống tổ chức, đào tạo lớp cầu thủ trẻ tiềm năng. Nhờ đó mà nhiều tài năng bóng đá được phát hiện, tiêu biểu có thể kể đến đó là cầu thủ Chan Vathanaka, người Campuchia đầu tiên xuất ngoại thi đấu giải bóng đá chuyên nghiệp ngoài Campuchia.
Đánh giá và nhận định
Nói với báo The Morning, Bunheing cho biết không thể chịu đựng thêm sự dè bỉu và xúc phạm của người hâm mộ. Có lúc, mũi nhọn này đã nghĩ tới việc chia tay đội tuyển quốc gia.
Thật trùng hợp khi ở đội tuyển Campuchia lúc này đang nở rộ trào lưu nhiều ngôi sao đòi giã từ sự nghiệp quốc tế.
Còn nhớ sau trận thua Myanmar, tiền đạo Chan Vathanaka, biệt danh “Messi Campuchia”, đăng lên trang cá nhân bức ảnh ăn mừng bàn thắng cùng dòng trạng thái đầy ẩn ý: “Tôi không đủ khả năng thi đấu cho đội tuyển quốc gia”.
Trong trận đấu ngày 12/11, dù là người ghi bàn mở tỷ số cho đội tuyển Campuchia, tiền đạo của CLB Boeung Ket FC vẫn bị HLV Keisuke Honda thay ra chỉ sau 45 phút thi đấu đầu tiên.
Theo nhiều người hâm mộ, đây có lẽ chính là lý do khiến Vathanaka giận dỗi. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, dòng trạng thái đầy ẩn ý kia là tiền đề cho quyết định chia tay đội tuyển của cầu thủ này.
Về phần Bunheing, anh chia sẻ: “Là tiền đạo của đội tuyển Campuchia, tôi chịu rất nhiều áp lực phải ghi bàn. Rồi khi mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ, tôi phải nhận rất nhiều sự chỉ trích. Tôi đã cố hết sức có thể, nhưng vận may dường như đã không mỉm cười”.
Thành tích và danh hiệu nổi bật của đội tuyển Campuchia
Giải vô địch thế giới
- 1930 đến 1994 – Không tham dự
- 1998 đến 2002 – Không vượt qua vòng loại
- 2006 – Không tham dự
- 2010 đến 2018 – Không vượt qua vòng loại
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
7 lần tham gia tuy nhiên đều dừng lại ở vòng bảng
Cúp Challenge AFC
2006 đến 2014 – Không vượt qua vòng loại
Mặc dù chưa đạt được nhiều thành tích quốc tế nổi bật, tuy nhiên đội bóng “Bò xám xanh” là một đội bóng tiềm năng, với thế hệ cầu thủ trẻ đang được đào tạo bài bản và nghiêm túc. Cùng với nhiều sự thay đổi trong chiến lược, tổ chức, mong rằng trong tương lai đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm với đội tuyển các nước bạn.